GỌI 0866-516-266
THEO DÕI CHÚNG TÔI
Top

MỖI THÁNG KIẾM 25-30 TRIỆU ĐỒNG, TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM VẪN 0 ĐỒNG?

Có thể là hình ảnh về ‎1 người và ‎văn bản cho biết '‎VA अपरনल्দारलেम्দরव Mỗi tháng 25-30 TRIỆU Tài khoản tiết kiệm vẫn Qđồng Tỷ lệ tiết kiệm là phép đo SỐ tiển một người trích ra từ thu nhập cá nhân khả dụng của họ để đầu hay dành cho nghỉ hưu, được biểu thị bằng tỷ hoặc phần trăm. Tỷlệtiếtkiệm(%)= (%)= tiết Tiết kiệm Thu nhập Ví Vidụ: dụ: 200 =20% 1.000 Tỷlệ Tỷlệtiếtkiệm(%)= 1 Chi tiêu Thu nhập Vídụ: Ví 1 800 20% 1.000 د Liệt kê các khoản chi tiêu có thể tiết kiệm ở mức tối đa‎'‎‎

Theo Báo Dân Trí, Ngọc Anh (26 tuổi) – nhân viên tư vấn bán hàng ở một công ty tại Hà Nội – kể lương cứng mỗi tháng của cô là 16 triệu đồng. Dù thế, tổng thu nhập của cô là khoảng 25 triệu đồng nhờ hoa hồng bán được và một chút lợi nhuận từ việc kinh doanh online.

Tuy nhiên, cả năm nay, Ngọc Anh không để ra được một đồng nào tiết kiệm. Đầu tháng có lương, cuối tháng hết tiền, vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại khiến Ngọc Anh cảm thấy lo lắng và đặt dấu hỏi về cách chi tiêu của bản thân.

Sau khi liệt kê ra những khoản phải chi trả mỗi tháng, cô nhận thấy bản thân chưa có mục tiêu cho việc tiết kiệm, chưa biết cách cắt giảm chi tiêu trong thời buổi kinh tế khó khăn.

Có thể thấy, “Chi tiêu bao nhiêu là sáng suốt? Dành dụm bao nhiêu thì đủ?” là câu hỏi muôn thuở của những ai quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân. Vậy tính tỷ lệ tiết kiệm như thế nào và nên tích lũy tiền tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?

Tỷ lệ tiết kiệm là phép đo số tiền một người trích ra từ thu nhập cá nhân khả dụng của họ để đầu tư hay để dành cho nghỉ hưu, được biểu thị bằng tỷ lệ hoặc phần trăm.

Dưới góc nhìn kinh tế, tiết kiệm là lựa chọn từ bỏ một khoản tiêu dùng trong hiện tại để làm tăng tiêu dùng trong tương lai, vì vậy tỷ lệ tiết kiệm phản ánh tỷ lệ thị hiếu theo thời gian của một người hoặc nhóm.

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐲̉ 𝐥𝐞̣̂ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐦

𝐓𝐲̉ 𝐥𝐞̣̂ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐦 % (𝐬𝐚𝐯𝐢𝐧𝐠𝐬 𝐫𝐚𝐭𝐞) = 𝟏 – 𝐂𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐞̂𝐮/𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐩

Ví dụ: mỗi tháng bạn có thu nhập 10 triệu đồng sau khi đã trừ thuế (thu nhập khả dụng), chi phí sinh hoạt trong tháng là 8 triệu đồng. Bạn tiết kiệm được 2 triệu đồng thì tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 20%.

Để tăng tỷ lệ tiết kiệm, chúng ta sẽ giảm chi tiêu và/hoặc tăng thu.

Tuy nhiên, cắt giảm chi tiêu là điều không hề dễ dàng. Bạn chỉ có thể cắt giảm những khoản chi lãng phí đến một chừng mực nào đó.

Tiếp theo, điều quan trọng hơn cần làm là tìm cách tăng thu nhập. Hãy tìm cách để mỗi năm tăng gia tốc đầu tư thêm 1%.

Vậy thì bao nhiêu là đủ? Một mẹo đơn giản là con số này cần lớn hơn hoặc bằng số tuổi của bạn. Nếu năm nay bạn 25, tỷ lệ tiết kiệm hàng tháng nên từ 25% trở lên.

Thay vì chi quá nhiều, phung phí trong hiện tại thì ta nên tiết kiệm tích lũy và đầu tư để tương lai có thể thư thái và thảnh thơi nhất là khi hưu trí về già. Hãy nhớ rằng không khi nào là quá muộn để tiết kiệm và lo cho tương lai, thậm chí một khoản tiền nhỏ, khi được tích lũy thường xuyên, cũng sẽ trở thành khoản tiền lớn. Và quan trọng, bạn cần có một kế hoạch dự phòng để bảo vệ tài chính và những khoản tiết kiệm của mình trước các rủi ro bất định.

Đây cũng là mục tiêu hướng đến của chương trình 𝑊𝑒𝑎𝑙𝑡ℎ 𝐼𝑛𝑡𝑒𝑙𝑙𝑖𝑔𝑒𝑛𝑐𝑒 – 𝑇𝑢̛̣ 𝑑𝑜 𝑡𝑎̀𝑖 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑞𝑢𝑎̉𝑛 𝑙𝑦́ 𝑡𝑎̀𝑖 𝑠𝑎̉𝑛 đ𝑎̂̀𝑢 𝑡𝑢̛. Học viên khi tham gia chương trình sẽ được xác định tình hình tài chính cá nhân để tự xây dựng cho mình kế hoạch tài chính, đồng thời còn được các cố vấn tài chính của AFA Capital hỗ trợ riêng biệt trong suốt quá trình học.

Thông tin chi tiết: https://afa.edu.vn/wealth-intelligence/
————————-
📌 Tổ chức đào tạo được VWA công nhận:
– AFA Research & Education: Đào tạo thực tiễn Kế toán – Kiểm toán, Quản trị – Tài chính
– Hotline: 094 238 6611 – 097 140 8689 – 086 541 9399
– Email: tuvan@afa.edu.vn – hoai@afa.edu.vn – hue@afa.edu.vn

Post a Comment